Cách điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp thâm nhập huyết quản

Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới coi trọng và đặc biệt quan tâm đến cách trị liệu ung thư bằng phương pháp thâm nhập huyết quản đây là phương pháp trị liệu tiến tiến nhất hiện nay.

Thay đổi lộ trình dẫn thuốc truyền thống, tiêm thuốc trực tiếp vào khối u, nâng cao nồng độ thuốc lên nhiều lần làm tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của trị liệu hóa chất đây là những đặc điểm khi sử dụng phương pháp này.
Các bác sĩ bệnh viện Hiện đại (Trung Quốc) đang thực hiện kỹ thuật thâm nhập huyết quản trên 1 bệnh nhân ung thư
Nguyên lý của trị liệu thâm nhập huyết quản
Khối u sinh ra trong cơ thể con người cũng có động mạch và tĩnh mạch, chúng tiếp nhận chất dĩnh dưỡng để tồn tại và di chuyển thông qua hệ thống tuần hoàn máu.
Phương pháp trị liệu thâm nhập huyết quản được tiến hành thông qua một ống dẫn rất nhỏ, đưa từ động mạch chủ dưới bẹn đi vào cơ thể, dưới định vị của hệ thống giám sát DSA, ống dẫn có thể được đưa vào các bộ phận của cơ thể, thông qua màn hình sẽ thấy vị trí khối u và di chuyển vào động mạch của khối u.
Sau khi ống dẫn được đưa vào động mạch của khối u, các loại thuốc có thể thông qua ống dẫn này để truyền trực tiếp vào khối u hoặc khu vực cần trị liệu, các loại thuốc này bao gồm cả Đông y và Tây y. Nếu trong thuốc có hóa chất thì các hóa chất sẽ được đưa trực tiếp vào khối u, giết chết tế bào ung thư với nồng độ cao và đem lại hiệu quả rõ rệt, phương pháp này cũng được gọi là "phương pháp trị liệu hóa chất cục bộ", phương pháp này có thể giảm thiểu tối đa tác dụng phụ gây hại cho cơ thể người bệnh.
Ống dẫn khi đưa vào động mạch còn có thể dẫn chất làm tắc động mạch của khối u, khiến khối u mất đi nguồn cũng cấp dinh dưỡng và bị "bỏ đói", phương pháp này được gọi là "trị liệu nút mạch". Có thể làm nút mạch được hay không chủ yếu còn phụ thuộc vào điều kiện của các động mạch của khối u, cũng phụ thuộc vào trình độ thao tác và kinh nghiệm của bác sỹ.
Đặc điểm của trị liệu thâm nhập huyết quản
Phương pháp truyền thống là truyền thuốc qua tĩnh mạch. Thuốc được đưa đến toàn cơ thể, nồng độ của thuốc tác động đến khối u cũng phải điều chỉnh để không tác động quá mức đến các cơ quan lành lặn khác của cơ thể. Vì vậy việc điều trị kết quả vẫn còn hạn chế và tác dụng phụ lại tương đối lớn.
Thực hiện trị liệu qua thâm nhập huyết quản, thuốc được trực tiếp vào khu vực có khối u thông qua động mạch chủ, nồng độ thuốc có thể cao gấp nhiều lần so với thông thường, tác dụng tiêu diệt khối u cao. Tuy nhiên lại không gây ảnh hưởng nhiều đến các tổ chức lành lặn khác, do đó có thể nâng cao hiệu quả điều trị mà giảm tối đa tác dụng phụ cho toàn cơ thể.
Trị liệu thâm nhập huyết quản có thể truyền thuốc làm tắc động mạch "bỏ đói" tế bào ung thư, đây là phương thức đặc biệt nhất của trị liệu thâm nhập huyết quản, nó góp phần không nhỏ trong trị liệu ung thư (như ung thư gan).
Những ca bệnh như thế nào thích hợp sử dụng phương pháp thâm nhập huyết quản?
Phương pháp thâm nhập huyết quản có hai tác dụng chủ yếu, một là đưa hóa chất nồng độ cao tiêm trực tiếp vào khối u "đầu độc" tế bào ung thư, hai là làm tắc động mạch chủ của khối u, "bỏ đói" tế bào ung thư. Do đó những phương pháp cần thiết phải tiêm thuốc trực tiếp vào khối u đều có thể sử dụng phương pháp này. Trong quá trình trị liệu thâm nhập huyết quản cũng có thể lưu lại hình ảnh huyết quả, xác nhận điều kiện huyết quản của khối u, nếu điều kiện cho phép thì có thể làm nút mạch.
Có thể trị liệu thâm nhập mấy lần? Bao nhiêu lâu có thể làm một lần?
Nếu sử dụng phương pháp thâm nhập chủ yếu để tiêm thuốc với nồng độ cao vào khối u, thì việc này phụ thuộc vào thuốc được tiêm vào là thuốc gì, nếu có bao gồm hóa chất thì số lần có thể sử dụng thâm nhập của hóa chất là giống nhau, theo tiêu chuẩn Quốc tế, có thể làm từ 4-6 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 tuần.
Nút mạch có thể làm mấy lần lại phụ thuộc vào tình trạng nút mạch của lần trước, nếu làm một lần chưa đủ thì có thể phải làm thêm. Thông thường phương pháp này được tiến hành chung với tiêm thuốc thâm nhập. Mỗi một ca bệnh lại sử dụng thuốc khác nhau, khoảng cách và số lần sử dụng phương pháp thâm nhập huyết quản cũng khác nhau, xin hãy làm theo hướng dẫn của bác sỹ.
Huyết quản là gì phương pháp trị liệu thâm nhập huyết quản có tác dụng phụ như thế nào?
Huyết quản ống dẫn máu trong cơ thể: Huyết quản dẫn máu từ trái tim đi ra gọi là động mạch; huyết quản dẫn máu về trái tim gọi là tĩnh mạch.
Thâm nhập huyết quản là một kỹ thuật trị liệu phạm vi nhỏ, thuờng thì không cần phẫu thuật, chỉ gây tê cục bộ. Phương pháp này gây tổn hại đến cơ thể rất ít, nếu mục đích của việc tiêm thuốc vào khối u là để "đầu độc" tế bào ung thư thì tác dụng phụ sẽ phụ thuộc vào thuốc được tiêm. Nếu thuốc có bao gồm hóa chất thì tác dụng phụ là do hóa chất gây nên, nhưng sẽ ít hơn rất nhiều so với các truyền hóa chất truyền thống. Nếu mục đích thâm nhập là để nút mạch "bỏ đói" khối u thì tác dụng phụ có thể gây sưng tấy cục bộ, sốt… Mỗi bệnh nhân, mỗi loại bệnh, mỗi vị trí khối u, sau khi nút mạch lại có những phản ứng khác nhau ở những cấp độ khác nhau.
Các vấn đề cần chú ý trong quá trình thâm nhập huyết quản
Các vấn đề liên quan đến bệnh nhân có thích hợp trị liệu thâm nhập huyết quản không, dùng thuốc gì, trị liệu bao nhiêu lần, thời gian trị liệu…đều do các chuyên gia quyết định sau khi hội chuẩn.
Trước khi điều trị cần kiểm tra sức khỏe (xét nghiệm máu…), phán đoán thể trạng bệnh nhanh có tiếp nhận được phương pháp này hay không.
Bác sỹ giải thích bệnh tình cho người nhà bệnh nhân, nói rõ các vấn đề liên quan đến trị liệu thâm nhập, khi người nhà hiểu rõ và đồng tình thì mới ký vào văn bản xác nhận và tiến hành trị liệu.
Trước khi trị liệu 6 tiếng bệnh nhân tạm thời không ăn uống, các hộ lý y tá chuẩn bị những công việc cần thiết như làm sạch da đùi, có lúc cần thiết phải thử độ mẫn cảm với thuốc.
Khi tiến hành điều trị bệnh nhân nằm trên giường bệnh, gây tê cục bộ, bệnh nhân nghe được hướng dẫn của bác sỹ và cũng có thể trả lời bác sỹ.
Bệnh nhân trở về phòng phải nằm nghỉ ngơi khoảng 12 tiếng, đồng thời chịu sự giám sát của các thiết bị tim mạch, huyết áp….đặc biệt là trong vòng 8 tiếng đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân tuyệt đối không được đi chuyển bắt buộc phải nằm trên giường để tránh trường hợp vết thâm nhập kim từ bẹn bị chảy máu.
Trong một thời gian ngắn sau khi điều trị có thể có những phản ứng ở mức độ khác nhau, bác sĩ sử dụng thuốc có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm nồng độ của thuốc .Căn cứ vào thể trạng khác nhau của bệnh nhân sẽ dùng nhưng loại thuốc khác nhau .