Góc nhìn của ông Trần Quý Thanh về đạo đức trong kinh doanh
Trong thời gian vừa qua tre6n mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh một ông chủ cây xăng người Nhật đứng dưới mưa cúi đầu cảm ơn khách hàng khiến nhiều người Việt suy nghĩ về cách kinh donah của mình, bài phỏng vấn sau đây là góc nhìn của CEO Trần Quý Thanh về vụ việc này.
Bằng kinh nghiệm thương trường suốt cả đời cũng như cảm nhận của người từng trải, bác khẳng định với cháu rằng, hành động cúi đầu cám ơn khách hàng của ông Tổng giám đốc Công ty Idemitsu Q8 là thật 100 %, không diễn tí nào.
Rất nhiều lần bác làm việc với lãnh đạo công ty của Nhật Bản, khi nào đón và tiễn khách, họ đều cúi đầu như vậy.
Nhưng đó là yếu tố văn hóa mà người Nhật nào cũng có thể làm như một thói quen, còn đối với ông chủ cửa hàng xăng dầu IQ8, bác lại thấy toát lên thông điệp khác.
Đây không chỉ là thói quen, không chỉ là yếu tố văn hóa, mà thể hiện sự quyết tâm chinh phục thị trường, chinh phục khách hàng. Với một thị trường xăng dầu mà các ông chủ Việt Nam thống trị từ trước đến nay, được nhà nước bảo bọc, thì một ông chủ tư nhân từ nước ngoài đến đã là một sự can đảm ghê gớm. Chưa kể, các công ty xăng dầu trong nước có mấy ngàn cửa hàng, chiếm hết phần lớn các điểm kinh doanh tốt nhất, IQ8 đến sau, cạnh tranh quả là một thử thách cực kỳ cam go.
Ông Tổng giám đốc người Nhật đứng trong mưa cúi đầu trước khách hàng Việt Nam là một lời mời gọi tha thiết, một ý chí chinh phục không thể lay chuyển. Tinh thần Samurai của Nhật không chỉ có trong tiểu thuyết và phim ảnh, nó hiển hiện ngay trong đời sống, trong thương trường. Đó là lý do vì sao người Nhật có thể đổ những cơn mưa xe hơi xuống nước Mỹ để trả thù cho hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki năm 1945.
Doanh nhân Trần Quí Thanh và con gái Trần Uyên Phương
Sự giả tạo không làm nên chiến thắng
Bác còn nhớ câu chuyện có thật về một doanh nhân Nhật Bản làm ăn ở Việt Nam do bạn bè kể lại. Doanh nhân này có tên Nakagawa, triệu phú đô la khi mới 26 tuổi, và câu chuyện đi bán hàng của anh ta đáng để các cháu tham khảo.
Đó là khi Nakagawa đi làm công việc bán hàng cho một công ty, anh ta được cử đến một công ty khác để thuyết phục họ mua sản phẩm. Nhưng đáng tiếc là dù đến gặp và năn nỉ nhiều lần, nhưng ông giám đốc đó vẫn không chịu mua hàng. Một hôm, ông chủ đối tác đến công ty thì thấy Nakagawa quỳ trước của phòng, anh bảo nếu ông không mua hàng thì sẽ bị chủ của mình đuổi việc, và anh sẵn sàng quỳ mãi trước cửa phòng này cho đến khi ký được hợp đồng bán hàng. Và Nakagawa đã thành công.
Ông chủ công ty xăng dầu IQ8 cúi đầu để chiến thắng, cho nên không hề giả tạo. Bởi vì sự giả tạo không làm nên chiến thắng.
Bác rất mong các cháu biết cúi đầu để chiến thắng, còn hơn gánh thất bại mà tự vuốt ve rằng mình đã ngẩng cao đầu.
Dạy cho con tiếng nói thật thà
Chuyện đang rất sốt dẻo, đó là ông chủ của công ty xăng dầu Idemitsu Q8 cúi gập người cảm ơn khách vào ra cửa hàng xăng dầu của ông. Hình ảnh người Nhật gập người như thế này là văn hóa của họ, nhưng ở đây có thông điệp khác. Đó là chăm sóc khách hàng chu đáo, ân cần, hết lòng.
Lâu nay có chuyện một số cửa hàng xăng dầu bán xăng gian dối, nhưng tôi tin rằng, người Nhật sẽ không làm chuyện đó. Tôi không cổ xúy theo kiểu “sính ngoại”, nhưng xin nêu ra một sự thật hiển nhiên, để các doanh nghiệp trong nước lấy đó mà nghĩ suy.
Tôi làm ăn trên thương trường mấy chục năm, gặp đối tác, khách nước ngoài rất nhiều, trong đó có người Nhật. Điều làm tui có thiện cảm với người Nhật là họ có ý chí làm giàu, nghiêm túc trong công việc, giữ lời hứa, đi đúng giờ, không gian dối, tất cả phẩm chất đó đúc kết trong ba chữ “sự trung thực”.
Một công nhân trong nhà máy cũng phải trung thực, một ông chủ cũng phải trung thực, một doanh nhân muốn phát triển doanh nghiệp mình thành tập đoàn đa quốc gia, bằng các doanh nghiệp lớn của thế giới thì phẩm chất trung thực rất cần, có lẽ là số 1.
Ông chủ của tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn nói rất đúng: “Khi làm việc ở đẳng cấp cao hoặc không cao mà muốn vươn lên tầm cao, thì điều rất quan trọng là đạo đức nghề nghiệp. Đừng gian dối! Gian dối họ biết hết. Có doanh nghiệp Việt nói người Việt hiểu người Việt hơn, nhưng người nước ngoài hiểu mình hơn gấp chục lần mình”.
Nói đến đây tự dưng nhớ lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca khúc Gia tài của mẹ: “Dạy cho con tiếng nói thật thà”.