Khải Sil khăn made in China bị công an thu giữ tại cửa hàng

Chiều 26/10, lực lượng chức năng đã có mặt tại cửa hàng Khaisilk (113 Hàng Gai, Hà Nội), nơi bán khăn lụa 'made in China' để kiểm tra và thu giữ một số sản phẩm của cửa hàng.

Ông Trần Hùng, nguyên Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia, cho biết cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.

Theo nhận định, việc thay đổi tem nhãn khăn lụa từ "made in China" sang "Khaisilk made in Vietnam" là làm giả xuất xứ. Sai phạm này cũng được chính Chủ tịch tập đoàn Khaisilk, ông Hoàng Khải thừa nhận rằng Khải silk bán khăn made in China .




Theo người dân, cửa hàng Khaisilk tại Hà Nội tạm ngừng giao dịch vài ngày nay. Ảnh: Hoàng Hiệp.


"Cơ quan chức năng sẽ căn cứ các quy định pháp luật để xử lý theo trình tự. Việc xử lý đến đâu thì sẽ cần điều tra rồi mới thực hiện", ông Hùng cho biết.

Theo ông Hùng, lụa tơ tằm Khaisilk là thương hiệu quốc gia lớn, có dấu hiệu vi phạm là rất đáng báo động, cần làm rõ.

Vị này cho rằng cái mất mát lớn nhất là thương hiệu của doanh nghiệp, bởi Khaisilk cũng như gốm Bát Tràng thường được lựa chọn trong các dịp lễ Tết.

Quan điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là "không có vùng cấm trong xử lý sai phạm".
Thu giữ hàng hóa trị giá 30 triệu đồng



Ông Hùng cũng cho biết kết quả kiểm tra sẽ được công bố chi tiết sau đó. Hiện cơ quan quản lý thị trường thu giữ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trị giá khoảng 30 triệu đồng.

Luật sư nói về dấu hiệu vi phạm trong kinh doanh của Khaisilk Theo luật sư, với việc Khaisilk bán hàng xuất xứ Trung Quốc từ nhiều năm là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.

Cũng theo nguyên Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389, trước đây đơn vị này đã kiến nghị rất nhiều về việc kiểm tra hàng giả khi các hiệp định thương mại được ký kết, thị trường mở cửa, hàng hóa nhập dễ dàng.

"Chúng ta cần sớm hoàn thiện văn bản pháp lý, có chế tài đủ sức răn đe các đối tượng trục lợi, thực hiện nghiêm khi phát hiện sai phạm", ông Hùng nói.

Chiều nay, chi cục quản lý thị trường sẽ gặp gỡ báo chí để thông tin thêm về việc kiểm tra.

Cửa hàng Khaisilk ở 113 Hàng Gai có dấu hiệu không bán hàng khi cửa mở lưng chừng, bên trong tắt đèn. Người dân xung quanh cho biết cửa hàng đã không giao dịch từ vài ngày trở lại đây. Từ sáng 26/10, lực lượng công an ra vào cửa hàng liên tục.


Cửa hàng Khaisilk bán hàng 'made in China' chiều 26/10. Ảnh: Hiếu Công.


Cùng ngày, Bộ Công Thương phát đi thông báo truyền đạt ý kiến của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh liên quan đến các cửa hàng của tập đoàn Khaisilk bán hàng "made in China".

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên. Văn bản lưu ý nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý.

Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc công ty Luật Thiên Thanh, việc ông Hoàng Khải thừa nhận nhập hàng Trung Quốc để bán với thương hiệu và xuất xứ từ Việt Nam có những dấu hiệu vi phạm pháp luật nhất định.

Đầu tiên có thể kể đến vi phạm Luật sở hữu trí tuệ. Khi đăng ký nhẫn hiệu bảo hộ một sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

“Tôi tin họ khai xuất xứ từ những làng nghề của Việt Nam”, ông Truyền nhấn mạnh. Nếu trong thời gian vừa qua, khách hàng mua phải sản phẩm của Trung Quốc là họ đã bị lừa dối. Như vậy doanh nghiệp vi phạm điều 10 Luật Bảo vệ người tiêu dùng.

Ngoài ra, ông ấy chỉ thừa nhận khi có người tiêu dùng phát hiện ra, đó là hành vi che giấu, vi phạm điều 8, Luật Bảo vệ người tiêu dùng.

Với thời gian rất dài, số lượng rất lớn, nếu cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, doanh nghiệp này có dấu hiệu làm giả nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, số lượng vi phạm trên 30 triệu đồng thì có căn cứ khỏi tố hình sự”, ông Truyền nhấn mạnh.



Trước đó, một doanh nghiệp ở Hà Nội cho biết đã mua sản phẩm của Khai Silk tại cửa hàng trên phố Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm) để làm quà tặng cho đối tác. Số khăn tay lụa tơ tằm Việt Nam thương hiệu Khai Silk (kích thước 50 x 50 cm), với đơn giá 644.000 đồng/chiếc.

Khách sau khi nhận hàng thì phát hiện một chiếc khăn trong lô hàng 60 chiếc này có gắn 2 nhãn mác khác nhau: một nhãn với nội dung “Khaisilk made in Vietnam” còn một nhãn nữa với nội dung “made in China”.

Khách hàng cũng cho biết khi kiểm tra 59 chiếc khăn còn lại, phát hiệu dấu hiệu của việc cắt mác cùng màu với dòng chữ “made in China”.

Doanh nhân Hoàng Khải thừa nhận 50% lụa được bán ra có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng đã nhập nhằng xuất xứ. Doanh nghiệp này đã bán hàng xuất xứ Trung Quốc 30 năm qua. Ông Khải cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng và cho biết sẽ thu hồi sản phẩm, bồi thường thỏa đáng cho khách hàng.