Những ngày gần đây từ khóa Khải Silk là ai, Khải Silk giàu cỡ nào, doanh nhân Khải Silk đang rất hot trên mạng xã hội sau thông tin thương hiệu Khải silk bị tố bán hàng Trung Quốc gắn nhãn made in Viet Nam. Sau khi những thông tin này lan truyền trên mạng xã hội, ông Hoàng Khải người sỡ hữu thương hiệu Khải Silk đã chính thức lên tiếng thừa nhận việc thương hiệu tơ lụa Khải Silk bán khăn lụa Trung Quốc gắn mác thương hiêu Khaisilk. Nhưng liệu lời xin lỗi đã đủ sau tất cả những sai phạm?
1. Khải Silk bán khăn lụa Trung Quốc gắn mác hàng cao cấp
Những ngày vừa qua, khăn lụa mang thương hiệu nổi tiếng Khaisilk - thương hiệu được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng bị nhiều khách hàng tố có tới 2 nhãn mác, một là "Made in China" và một là "Khaisilk - Made in Vietnam". Đứng trước thông tin này, sau một hồi lâu im lặng, doanh nhân Hoàng Khải, ông chủ của Tập đoàn Khaisilk đã cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng, thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc.Sự việc này đã khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào một thương hiệu Việt, vốn được ưa chuộng suốt 3 thập kỷ.
Những ngày vừa qua, khăn lụa mang thương hiệu nổi tiếng Khaisilk bị nhiều khách hàng tố có tới 2 nhãn mác, một là "Made in China" và một là "Khaisilk - Made in Vietnam". Đứng trước thông tin này, sau một hồi lâu im lặng, doanh nhân Hoàng Khải, ông chủ của Tập đoàn Khaisilk đã cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng, thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc.
Sự việc này đã khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào một thương hiệu Việt, vốn được ưa chuộng suốt 3 thập kỷ.
Việc cửa hàng Khaisilk bán khăn Trung Quốc đang gây xôn xao dư luận.
Bên cạnh một vài bình luận động viên doanh nhân Hoàng Khải thì đa phần mọi người đều không chấp nhận được lời xin lỗi của ông. Nhiều người tiêu dùng cho biết vụ việc lần này gây tổn hại không chỉ đến vật chất mà còn đến niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu Việt.
Chia sẻ trên mạng xã hội, anh L.M.C viết: "Việc ông Hoàng Khải bán lụa Trung Quốc mà để nhãn "Khaisilk Made in Vietnam" từ những năm 90 không chỉ tổn hại đến danh dự cá nhân, đến thương hiệu Khải Silk mà còn làm tổn hại niềm tin của người dân vào thương hiệu Việt vốn đã rất giảm; làm tổn hại đến lòng tin của nhiều người vì ông Hoàng Khải cũng là một tấm gương thành công, một người có ảnh hưởng đến giới trẻ; làm ảnh hưởng đến các doanh nhân làm ăn chân chính".
Thậm chí, nhiều người tức giận khi biết được ông Khải thừa nhận nhập lụa từ Trung Quốc, họ cho rằng sự việc của doanh nhân Hoàng Khải như một "ngôi sao rơi bởi lòng tham".
2. Khải Silk có thể bị xử lý hình sự
Chiều 26/10, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội bày tỏ sự không đồng tình với hành vi mua khăn lụa "made in China" nhưng lại đề xuất xứ ở Việt Nam rồi bán ở cửa hàng Khaisilk mà báo chí, người tiêu dùng phản ánh.
"Ở đây đã có dấu hiệu của sự gian lận thương mại, nếu kiểm tra đúng thì phải có biện pháp xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật", ông Cương nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho hay, theo quy định tại Nghị định 43 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa thì xuất xứ hàng hóa là một trong các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng.
Cụ thể, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình, nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Còn theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì người tiêu dùng được cung cấp thông tin chính xác về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Việc lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa là hành vi bị cấm.
"Đối chiếu với quy định của pháp luật, theo báo chí phản ánh, khăn lụa Khaisilk bán có xuất xứ "made in China", nhưng trên sản phẩm lại ghi "Made in Viet nam" thì rõ ràng là vi phạm, làm sai lệch nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Tôi chưa nói đến chất lượng sản phẩm, việc vi phạm về nguồn gốc xuất xứ đã đánh vào quyền được lựa chọn của người tiêu dùng khi họ muốn mua hàng Việt Nam thì lại mua phải hàng Trung Quốc", ông Hùng nêu.
Ông nhấn mạnh, việc hàng Việt Nam cứ thật giả lẫn lộn như trường hợp của Khaisilk đã gây nhiều vấn đề, trong đó rất khó thuyết phục người tiêu dùng trong việc ưu tiên dùng hàng Việt.
Tội lừa dối khách hàng theo Điều 162 quy định:
1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.