Giao thừa là gì?


Giao thừa có nghĩa là cái cũ giao lại, tiếp nối cái mới, trong quan niệm dân dan của người Việt giao thừa chính là một trong những thời khắc quan trong nhất trong năm, lúc mà không gian, thời gian giao hòa với nhau. 




Xem thêm các tin tức liên quan: 

Gợi ý bài cúng tất niên 2018 đơn giản nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa

Cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch: Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ". theo quan niệm của người Việt vào dịp tết nguyên đán thì các linh hồn ma quỷ sẽ được trở lại dân gian cho và có khả năng quấy nhiễu cuộc sống của con người cho nên người dân thường cúng bái và dựng cây nêu trong nhà để tránh ma quỷ quấy phá.



Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến và tiễn trừ năm cũ với những điều không may đã qua. Cả gia đình cùng nhau quây quần bên mâm cơm tất niên, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm vui buồn trong năm vừa qua là truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy.

Ngoài ra theo tục lệ cổ truyền thì “giao thừa” được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới, người Việt tin rằng mỗi một năm sẽ có một vị thần cai quản khác nhau, vì thế lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm mục đích đón các quan binh mới và tiễn quan binh cũ. Tuỳ theo vùng miền và địa phương có cách cúng khác nhau. Thông thường vùng quê miền đồng bằng bắc bộ nhân dân thường cúng vào lúc thời gian vừa bước sang giờ Tý tức hơn 12h đêm 30 tháng Chạp.

Lễ cũng giao thừa thì có hai lễ khác nhau. Đối với những gia đình nào có cây hương ngoài trời thì thắp hương và cúng ngoài sân trước cây hương. Còn ở thành phố chật chội hoặc những căn hộ chung cư, nhà tập thể không có cây hương thì có thể làm lễ trước bàn thờ thần linh của gia đình. Thông thường chủ sự thường thắp 15 nén hương cắm vào bát hương (số 15 tượng trưng cho con số của trời đất giao hoà ) và 5 nén hương vào mâm lễ rồi khấn thành tâm.

Lễ vật cúng giao thừa thường bao gồm: 1 mâm xôi gà, đĩa ngũ quả, bánh kẹo, hộp mứt, bánh chưng, 10 bông hoa cúc vàng (có thể thay bằng hoa Hồng hoặc Huệ), chè thuốc, đĩa gạo muối, chai rượu được rót ra 5 chén, bát nước, 5 cốc nến, 1 bộ mũ quan đại vương hành khiển (hàng mã), tiền vàng...các lễ vật cúng giao thừa thường thay đổi khác nhau theo từng vùng miền.